Năng Lực Thực Sự Của Nước

16/02/2013 | Chuyên mục: SÁCH . 23551 Lượt xem

CHƯƠNG HAI

Trở Nên Biết Được Nước Sẽ Thay Đổi Thân Tâm Bạn

 

 

Nước và hađô

Nước nhạy cảm với hình dạng vi tế của năng lượng gọi là hađô. Chính dạng năng lượng nầy ảnh hưởng đến phẩm chất của nước và hình dáng của tinh thể được hình thành. Trong cuốn sách trước, The Hidden Messages in Water, từ hađô được chuyển dịch như “sự thay đổi bất thường của gợn nước”. Trong cuốn sách nầy, tôi dùng từ hađô để chỉ tất cả năng lượng tinh tế tồn tại trong vũ trụ.
Vạn vật đang tồn tại đều có sự rung động, hay hađô. Năng lượng nầy thường tích cực hay tiêu cực và dễ truyền qua những dạng vật chất đang tồn tại khác. Ý tưởng “mày ngu” mang hađô riêng của nó, mà nước hấp thu và bày ra những tinh thể què quặt khi bị đông lạnh. Mặt khác, khi nước được cho thấy những ý tưởng tích cực, những tinh thể đẹp được hình thành phản ảnh hađô tích cực. Hađô như bạn thấy toàn được dệt thành để ám chỉ sự trả lời của nước đối với mọi thông tin từ xung quanh.
Để minh họa thêm khái niệm của hađô, để tôi dùng ví dụ của một âm thoa (dụng cụ nhỏ bằng thép giống cái chĩa có hai mũi, khi đánh vào thì phát ra một âm thanh có độ cao cố định thường là nốt La). Có lẽ khi bạn còn học ở trường tiểu học, bạn đã có kinh nghiện đánh cái búa cao su vào âm thoa và thử hỏi nó hoạt động như thế nào. Ở đây tôi chỉ nhắc lại vắn tắt. Hãy nói chúng tôi có ba âm thoa. Những âm thoa 1 và 2 có tần số 440 Hz (Héc) và âm thoa 3 có tần số 442 Hz. Nói cách khác, âm thoa 1 và 2 được chỉ định rung 440 lần trong một giây đồng hồ, trong lúc âm thoa 3 rung 442 lần trong một giây.
Nếu bạn dùng búa cao su đánh vào âm thoa 1, âm thoa 2 có cùng cộng hưởng, sẽ lên tiếng ngay, nhưng âm thoa 3 thì không. Âm thoa 2 vang dội cùng với sự rung động của âm thoa 1, nhưng âm thoa 3 thì không (xem hình 2.1).
Cũng vậy, âm thoa 1 và 2 có tần số 440 Hz có nghĩa rằng âm thanh của chúng là “la”; (1) nếu bạn phát ra âm thanh do, re mi, fa, sol và si, âm thoa 1 và 2 sẽ không phát ra tiếng vang, chúng chỉ rung động với âm “la” một cách chính xác. Điều giải thích nầy sẽ cho bạn ý tưởng hađô là năng lượng. Khi hai vật có cùng một tần số, chúng cộng hưởng với nhau. Điều nầy thật dễ hiểu, là mỗi người trong chúng ta có thể phát sanh hađô riêng và rồi những vật khác có hađô tương tự có thể cộng hưởng với chúng ta. Ngược lại, chúng ta cũng có thể cộng hưởng với hađô xuất phát từ những vật khác.
Mỗi vật có sự rung động nội tại của nó. Thuật ngữ vật đây có nghĩa là mọi thứ từ những phân tử làm thành vật chất đến nguyên tử làm nên những phân tử và những hạt hạ nguyên tử làm thành nguyên tử (2). Nói cách khác, mỗi hạt hạ nguyên tử đều có sự rung động nội tại.
Thân tâm chúng ta được ảnh hưởng tùy thuộc vào sự rung động nội tại nào mà chúng ta cộng hưởng cùng. Trong những mối quan hệ giữa con người, chúng ta thường nói rằng chúng ta có hay không có cùng tần sóng với ai đó. Điều nầy cũng liên quan đến sự rung động và cộng hưởng.
Trong nơi làm việc, bạn có thể gặp tình huống như thế nầy: Người làm công nghĩ, “tôi biết ông chủ tôi là người tốt, nhưng chúng tôi không có cùng một tần sóng. Tôi thấy khó giao tiếp

với ông”. Cùng một biểu hiện, ông chủ có thể có cảm giác, “cậu ấy làm việc tốt, nhưng tôi không thích những gì cậu ấy làm”.
Ông chủ và người làm công rõ là có tần sóng khác nhau. Bất luận họ buộc phải làm việc với nhau vất vả thế nào đi nữa, những nỗ lực tìm kiếm sự gần gũi của họ đều vô ích. Tuy nhiên, nếu họ hướng sự nỗ lực của họ hòa hợp với hađô của nhau – những điều suy nghĩ từ vị trí của nhau – họ sẽ có khả năng hiểu nhau.
Một ví dụ điển hình của hađô làm việc trong những mối quan hệ con người, là mối quan hệ của người nam và người nữ gặp nhau và yêu nhau. Khi họ gặp, hađô của họ trùng với nhau và sự cộng hưởng xảy ra. Chừng nào hađô của họ không bị những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng (chẳng hạn công việc), mối quan hệ của họ sẽ kéo dài. Mặt khác, nếu hađô của một người bị quấy nhiễu, khiến lời nói, cách cư xử, thói quen của họ… bị thay đổi. Nếu sự thay đổi trong chừng mực nào đó, ví như một vài lần thì có thể chấp nhận được; nhưng nếu thay đổi thái quá, đến đỗi các tầng sóng xung phá nhau thì tình thế đột nhiên trở thành không thể khoan thứ được đối với người kia và mối quan hệ ấy có thể đi đến chấm dứt. Đó là lý do tại sao hađô ở mức hạ nguyên tử ảnh hưởng đến chúng ta.

Thuốc hađô

Cách đây một thời gian tôi được giới thiệu một loại thiết bị rađiô có khả năng đo những rung động khác nhau ở mức tế bào của thân người. Tôi phát triển sự giống nhau về thiết bị và trở thành có thể sử dụng vượt xa hơn đồ án dự định của thiết bị nầy, nghĩa là đo được hađô. Tôi có kinh nghiệm với thiết bị hađô nầy đưa tôi nhận ra khả năng thu nhận thông tin của nước. Nó cũng dẫn đường cho việc nghiên cứu thuốc hađô của tôi, một loại y học thực hành khác; từ đó, những nghiên cứu sinh bắt đầu nghiên cứu sau khi cảm thấy những hạn chế thường thấy của thuốc Tây.
Nhờ có thiết bị hữu ích, trong việc nghiên cứu thuốc hađô, tôi mới tin rằng con người có khả năng cảm nhận và ban phát hađô cũng như thiết bị có thể đo lường nó (3). Ví dụ, những người chữa bệnh và những nhà tư vấn có thể giúp bệnh nhân họ – được xem như có khả năng phát ra những rung động tốt để điều chỉnh những mẩu rung động bất thường của bệnh nhân họ.
Nguyên tắc cơ bản của hađô là rung động và cộng hưởng. Khi những rung động của tế bào trong những phần khác nhau của cơ thể bị quấy nhiễu tùy thuộc vào những lý do khác nhau, cơ thể của chúng ta có chuyển hướng sai. Khi tình trạng nầy xảy ra, người ta có thể cho một rung động bên ngoài mới vào tế bào bị quấy nhiễu hầu cộng hưởng với nó; như vậy, sự rung động nội tại của nó được phục hồi. Đây là bản tóm tắt ngắn gọn thuốc hađô. Làm thế nào để cho rung động có thể được điều chỉnh đúng?
Một hađô là một sóng, nó có hình dáng gợn nước của những đỉnh núi hay thung lũng. Khi hình dáng của gợn nước trái ngược với cái khởi đầu thung lũng thay cho đỉnh núi, và đỉnh núi thay cho thung lũng – được dùng, thì gợn nước đó có thể được uốn thẳng (xem hình 2.2). Bằng cách tráng phủ gợn nước nầy với một gợn nước khác trong cách nầy, những đặc tính của nó có thể được hủy bỏ.
Để tôi minh họa với một sóng âm thanh, một ví dụ để dễ hiểu của một loại hađô. Sóng âm thanh cũng có đỉnh núi và thung lũng. Khi sóng âm thanh có hình dáng đối nghịch được dùng, thì sóng âm thanh khởi đầu bị hủy và âm thanh đó liền biến mất.
Bạn có thể nghĩ “điều đó không thể có thật”. Nhưng có nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu trong việc tạo ra môi trường yên tĩnh cho ai đang sử dụng thuộc tính nầy.
Vào ngày 10 tháng 4 năm 1991, tờ báo chiều Yomiuri có đăng một bài viết thú vị với tựa đề: “Sử dụng âm thanh để làm yên tiếng ồn; sử dụng sóng đối nghịch để hủy tiếng ồn”. Bài báo tường thuật những kết quả rút ra từ việc nghiên cứu đặt những nguyên lý của hađô vào thực hành. Bài báo viết như sau:

“- Tiến sĩ Yoshio Yamasaki, phòng thí nghiệm Kỹ sư và Khoa học của trường đại học Waseda, đã thành công trong việc thí nghiệm tạo ra một khoảng không yên tĩnh không âm thanh trong căn phòng đầy tiếng nhạc. Đây là phương pháp làm yên lặng mới: Sử dụng âm thanh hủy diệt để làm mất tác dụng tiếng ồn. Thật hữu ích để đặt một thiết bị như vậy gần quán karaoke là điều đang mong đợi, vì nó có thể có khả năng tạo ra một khoảng không yên tĩnh gần điện thoại trong văn phòng làm việc bên cạnh đó.
Là âm nhạc hay tiếng người, mỗi loại đều có sóng nội tại. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp làm yên lặng mới nầy là khảo sát hình dáng sóng đỉnh núi hay hình dáng sóng thung lũng của một âm thanh; sau đó muốn làm yên tĩnh thì phải sản xuất một âm thanh có hình dáng sóng đối nghịch của đỉnh núi hay thung lũng.
Thí nghiệm nầy được thực hiện trong một căn phòng 126 bộ vuông (khoảng 45 mét vuông). Họ phân tích hình dạng sóng âm nhạc từ một cái loa và tạo ra một hình dạng sóng đối nghịch với sóng khởi đầu qua hai cái loa khác để nghiên cứu hiệu quả làm yên lặng.
Kết quả là âm thanh đó hoàn toàn biến mất ở điểm được nhắm đến. Ở vị trí cách điểm nhắm đến khoảng 5 cm, những thành phần chính của giọng nam và tiếng nhạc thấp hơn bảy trăm Hz (Héc) cũng được cắt. Điều mong chờ là có thể mở rộng vùng không âm thanh bằng cách gia tăng số loa (phóng thanh) làm yên lặng”.
Những kết quả nầy được trình bày tại hội nghị chuyên đề quốc tế về Điều khiển Linh hoạt của Âm thanh và Dao động, bắt đầu vào ngày 19 tháng 4 năm 1991, tại Tokyo. Tiến Sĩ Yamasaki bình phẩm: “Đây là phương pháp sử dụng âm thanh để làm yên lặng âm thanh. Khi bạn gọi điện thoại, để làm yên lặng một vùng có giới hạn là đủ. Tôi nghĩ rằng phương pháp nầy có thể được áp dụng vào nhiều tình huống khác nhau”.
Tôi hiểu rằng phương pháp nầy cũng có thể được ứng dụng để làm yên lặng tiếng ồn của động cơ xe hơi và làm giảm tiếng ồn của tàu lửa và nhà máy.
Nguyên tắc để hủy đặc tính của sóng khởi đầu nầy bằng cách tráng một hình dạng sóng đối nghịch không hạn chế với sóng âm thanh. Có thể được ứng dụng với tất cả hađô. Thuốc hađô lợi dụng khái niệm nầy để phục hồi sức khỏe của bệnh nhân bằng cách phát ra hađô có thể hủy hađô không ưa thích của người đó. Nước là một thành phần không thể thiếu, như bạn sẽ thấy.
Tôi đang tích cực nâng cao khái niệm hađô qua những buổi thuyết trình và bài viết. Tuy nhiên, mới đây khi tôi quá bận viết và nói để thí nghiệm hađô, tôi không đích thân liên hệ đến việc dùng dụng cụ hađô để đo lường hađô của mọi người xung quanh và giúp họ phục hồi sức khỏe (bây giờ tôi có hai mươi người đang thực hành, trước là sinh viên của tôi, phục vụ khắp đất nước Nhật Bản).
Để giúp một người điều trị cho chính cậu hay cô bằng thuốc hađô, chúng tôi khảo sát hađô của mỗi cá nhân dùng thiết bị đo lường hađô. Sau khi hiểu những sự quấy nhiễu đối với những rung động riêng của cô hay cậu, chúng tôi chuẩn bị nước trên đó thông tin điều chỉnh sự rung động được truyền qua thiết bị đo lường hađô. Nước hađô được tạo ra bằng cách như vậy thấm vào các tế bào, phân tử, nguyên tử, hạ nguyên tử làm nên cơ thể con người – và làm ngưng ngay những quấy nhiễu của sự dao động. Bằng cách uống nước hađô nầy, mỗi cá nhân có thể sửa đổi được sự rung động bị quấy nhiễu đó. Tôi đã từng dùng dụng cụ, thiết bị ấy để đo lường hằng ngàn hađô của người.

Sự thật trong “Lo âu thường là nguyên nhân sinh bệnh”

Nhờ nghiên cứu, tôi chú ý thấy rằng, có nhiều tác nhân thông thường làm người ta sinh bệnh và khám phá ra mối tương quan mật thiết giữa cảm xúc của con người và những phần bị ảnh hưởng trên cơ thể họ.
Vào năm 1995, tôi tiến hành khảo sát hađô trên một trăm người. Tôi đo lường hađô của họ liên quan đến những cảm xúc được chia xẻ thông thường nhất (38/100 đặc điểm gồm tâm trạng căng thẳng, lo lắng, bị sức ép, dễ cáu gắt, bối rối và lo sợ) rồi sau đó kiểm tra phần nào trong cơ thể họ cộng hưởng nhiều nhất với mỗi cảm xúc.
Bảng 1, sau đây cho thấy kết quả.
Ví dụ, những ai cảm thấy tâm trạng căng thẳng sẽ có vấn đề về đường ruột, chứng khó tiêu. Ai ưu tư thường bị tác hại thần kinh cổ, cứng vai gáy. Ai hay dễ cáu gắt thì bị ảnh hưởng trong phần đối giao cảm của hệ thần kinh tự trị. Ai quá sợ hãi thì ảnh hưởng đến thận và lo âu ảnh hưởng đến bao tử…
Bạn có thể muốn nghĩ về những xúc cảm hiện thời và những hoàn cảnh vật lý của bạn. Họ có đồng ý với sự khám phá nầy không? Thật đúng rằng “Lo âu thường là nguyên nhân sinh bệnh”. Khi những hoàn cảnh cảm xúc của bạn cải thiện thì bệnh của bạn thường có chuyển biến phục hồi dần.

Bảng 1: Những liên hệ hađô giữa cảm xúc và các phần trong cơ thể

 Trong lãnh vực y học, họ thường nói về “tác dụng làm người bệnh an lòng”. Để trắc nghiệm tính hiệu quả của một loại thuốc mới, những công ty dược làm việc với các bác sĩ y khoa để thực hiện những nghiên cứu lâm sàng. Phương pháp thông thường là có hai nhóm bệnh nhân. Một nhóm bệnh nhân được cho dùng thuốc mới. Nhóm khác được bảo rằng họ đang dùng thuốc mới; nhưng thực tế họ được cho “tác dụng làm người bệnh an lòng” (không dùng thuốc, hay cho vitamin thông thường).

Thật dễ hiểu rằng người trong nhóm được cho thuốc thật trở nên khỏe hơn nhờ hiệu quả của thuốc, nhưng nhiều người trong nhóm “tác dụng làm cho người bệnh an lòng” cũng khá hơn. Dĩ nhiên, mức độ tiến triển của nhóm “tác dụng làm cho người bệnh an lòng” thường ít hơn trong nhóm có cho thuốc. Tuy nhiên, khoa học y khoa hiện đại không thể giải thích chính xác làm cách nào người bệnh trở nên khá hơn chỉ bằng cách dùng những viên thuốc “tác dụng làm cho người bệnh an lòng”?
Thật rõ rằng khi chúng ta có thái độ tích cực, sức khỏe chúng ta thường tiển triển tốt.
Hãy cố gắng nói phản nghĩa với cảm xúc không ưa thích mà bạn đang cảm nhận. Nếu bạn đang cảm thấy “tâm trạng căng thẳng”, phản nghĩa là “thư giãn”, và “điềm tĩnh” đối với “dễ cáu gắt”. Cách giải quyết cơ bản nhất để sửa hađô của bạn là dùng từ phản nghĩa. Để sử dụng nhiều hơn phương pháp nầy, viết những từ phản nghĩa trên mảnh giấy và cho nước thấy. Nói cách khác, thông tin được cho đến nước, hađô có khuynh hướng tích cực được truyền sang nước. Sau đó, khi bạn uống nước, bạn đang thực hành có hiệu quả thuốc hađô.
Trong lúc chuẩn bị viết cuốn sách nầy, tôi tiến hành thí nghiệm bằng cách viết những từ hoặc cụm từ về những cảm xúc khác nhau và dán những cái nhãn nầy vào những chai nước. Sau đó chúng tôi làm đông nước và chụp hình những tinh thể nước đá.
Trước tiên chúng tôi bày những từ của cảm xúc tiêu cực như “tâm trạng căng thẳng” cho nước thấy, và chụp hình. Sau đó chúng tôi lấy nhãn đó ra và thay vào với từ phản nghĩa của nó. Kết quả được cho thấy trong hình 2.3. Tôi cảm thấy thật chính xác: “Ồ! Thấy là tin ngay!”

Bệnh cũng có hađô

Từ kinh nghiệm nầy, tôi đi đến một vài kết luận liên quan đến bệnh và hađô.
Cơ thể con người có nhiều cơ quan, được hình thành từ những tế bào. Những tế bào được làm thành từ những phân tử, và những phân tử được làm thành từ những nguyên tử, và những nguyên tử được làm thành từ những hạt hạ nguyên tử.
Những hạt hạ nguyên tử nầy có hađô bên trong chúng. Khi chúng rung động bình thường, giống như không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, nếu điều gì đó xảy ra gây xáo trộn sự rung động ở mức hạ nguyên tử, điều nầy sẽ đưa đến hậu quả bất bình thường. Nếu cứ tiếp diễn theo thời gian, số những hạt hạ nguyên tử có rung động bất thường có thể gia tăng, và đến lượt điều nầy sẽ đưa đến hậu quả trong việc quấy nhiễu những rung động nội tại ở mức nguyên tử.
Nếu số nguyên tử có những rung động nội tại bị quấy nhiễu gia tăng, lúc đó nó quấy nhiễu những rung động nội tại của những phân tử góp phần của chúng. Một hay hai năm sau, những rung động của tế bào có thể bắt đầu bị ảnh hưởng. Vào điểm nầy, chúng ta có thể kinh nghiệm vài triệu chứng bệnh. Cơ thể chúng ta nói với chúng ta về sự bất thường trong những tình huống bị đau nhức, mỏi mệt hoặc cảm sốt. Nhiều người trong chúng ta có thể đi bác sĩ ở giai đoạn nầy.
Về cơ bản, cơ thể chúng ta có khả năng tự nhiên tự chữa bệnh cho mình. Ví dụ bạn đang bị cảm sốt nhẹ và cảm thấy khó chịu. Bạn có thể khỏe lại sau khi nằm tịnh dưỡng, nghỉ ngơi trong giường một ngày. Đây là trường hợp bạn lạc quan nhiều hay ít và giỏi về khả năng chữa trị tự nhiên mà không cần đi bác sĩ.
Vài người nói rằng họ trở nên khỏe chỉ bằng cách nói chuyện với bác sĩ. “Tác dụng làm người ốm an lòng” nầy có thể được áp dụng trong trường hợp vị bác sĩ được họ tín nhiệm nói: “Ồ, chỉ cảm lạnh thôi mà! Vậy bạn nên nghỉ ngơi nhiều. Đừng lo lắng, bạn sẽ chóng khỏe hơn”. Bằng cách nghe những lời nầy, họ không còn lo âu và sợ hãi nữa. Những lời nầy đánh thức năng lực tự chữa bệnh bẩm sinh của họ.
Có những người khác cảm thấy phải đi gặp bác sĩ ngay khi họ mới bị cảm sốt sơ sơ. Những người nầy không khỏe được chỉ bằng cách nghỉ ngơi, bởi vì họ có khuynh hướng trở nên lo lắng và sợ hãi – thậm chí khi mới cảm thấy hơi đau ốm một tí. Trong trường hợp nầy, bệnh được chữa bằng năng lực tự điều trị có thể sẽ không có hiệu quả.
Điều gì sẽ đến nếu bạn không làm gì để điều chỉnh sự quấy nhiễu ở mức tế bào? Điều gì sẽ xảy ra trong một đến hai năm nữa khi sự quấy nhiễu rung động của tế bào ảnh hưởng tiêu cực đến sự rung động nội tại của các cơ quan? Những tâm lý tiêu cực khi phát sanh, nếu trải qua thời gian dài, nó có thể biểu thị như bệnh mãn tính. Từ lúc bị quấy nhiễu ở mức hạ nguyên tử, năm đến mười năm có thể trôi qua – và đến lúc ấy thì sự quấy nhiễu nó tác hại đến dường nào! Như vậy, tôi tin rằng mỗi bệnh về nội tạng đều có lịch sử phát triển của nó.
Phải lưu ý rằng, khi sự rung động bất thường trở nên to lớn, thì không dễ gì điều trị nó được nữa. Do đó, ghi nhận sự rung động bị quấy nhiễu của riêng chúng ta trong những giai đoạn sớm và trước khi nó trở nên nghiêm trọng thì dễ hơn để ngừa bệnh bằng cách sử dụng những hoạt động điều chỉnh – chẳng hạn thay đổi tâm trạng của chúng ta. Bởi vậy, câu nói, “lo âu thường là nguyên nhân sinh bệnh” thì luôn luôn đúng trong tất cả mọi trường hợp.
Đến khi để chữa bệnh do sự rung động bị quấy nhiễu, thuốc Tây thường có vị trí của nó. Sau nhiều năm nghiên cứu, tính hiệu quả lâm sàng và sự an toàn của thuốc được xác nhận và chúng được ủng hộ để dùng. Tôi không có ý định từ chối hiệu quả của những viên thuốc như thế. Bác sĩ kê toa thuốc tốt nhất do dựa trên hiệu quả của chúng trong quá khứ. Khi chúng ta tin tưởng và dùng thuốc, sức khỏe của chúng ta nói chung được tiến triển tốt.
Tuy nhiên, từ viễn cảnh của những nguyên tắc hađô, thật quan trọng để sửa trị sự quấy nhiễu, những rung động nội tại ở tận gốc, ở mức hạt hạ nguyên tử. Nước có hình dáng thích hợp mang những loại thông tin khác nhau. Nó có thể nhận vào bất cứ nơi nào chuyển giao thông tin. Lúc đó, nước hađô có khả năng mang hađô vào bên trong những hạt hạ nguyên tử nhỏ xíu trong khi thuốc được dùng trong Tây dược chỉ đến mức tế bào gây ra những triệu chứng bệnh. Đây là sự hạn chế nhất định của Tây dược.
Ở một số khía cạnh, thuốc được dùng trong Tây dược có thể đạt đến xa hơn mức phân tử. Những loại thuốc nầy được dự định để giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh nhân, và nhằm trong ý nghĩa nầy thì rất hữu ích. Ý thức giảm nhẹ mà bệnh nhân cảm thấy khi dùng thuốc có thể kích thích khả năng tự chữa bệnh của mình, và như là kết quả, điều nầy có thể góp phần điều chỉnh rối loạn rung động ở mức hạ nguyên tử. Tuy nhiên, chính bản thân thuốc – Tây dược – không ảnh hưởng trực tiếp đến những hạt hạ nguyên tử được.
Tôi tự hỏi bao nhiêu bác sĩ hiểu cách thuốc hoạt động trong thuật ngữ rung động? Ví dụ, xem việc dùng aspirin chữa đau đầu. Từ quan niệm rung động, cơn đau có hình dạng sóng riêng của nó. Để điều chỉnh nó, chúng ta chỉ cần gởi một sóng có thể hủy cơn đau từ hợp chất của vài loại hóa học hoặc loại thuốc có sóng có thể hủy sóng của những triệu chứng, cơn đau biến mất.
Hađô bất thường (có thể đỉnh núi hay thung lũng của sóng) khi bạn bị đau đầu tấn công có thể được hủy bởi hađô aspirin. Do đó, hết đau đầu. Bằng cách đối chọi thung lũng với đỉnh núi và đỉnh núi với thung lũng, bài toán cộng trừ nầy thành zêrô.
Cơ thể con người được gồm 60 tỷ tế bào. Khi những tế bào nầy thực hiện những vai trò của chúng một cách hài hòa, chúng ta có thể sống đời mạnh khỏe. Không những các tế bào nầy mà còn các phân tử, nguyên tử, và những hạt hạ nguyên tử cũng có sự rung động nội tại như vậy nữa. Khi những rung động nầy vận hành tốt trong cơ thể chúng ta, khi những phức hợp của chúng, có thể làm việc hài hòa như một dàn hợp xướng to lớn, chúng ta vô bệnh. Nếu sự rung động bị quấy nhiễu, gây ra sự bất hòa thì “cơ thể chúng ta” không thể chơi một bản nhạc hay được. Nó rối loạn và phức nhiễu tạp âm! Đây là lý do tại sao chữa trị ở mức hạ nguyên tử là một cái gì rất đáng được ao ước, mong chờ!

Những tổn thương thân thể cũng là chức năng của hađô

Ngoài một số bệnh ảnh hưởng đến những cơ quan, chúng ta cũng gặp phải vấn đề phiền toái của những tổn thương thân thể – tức là những va chạm, chấn động từ bên ngoài. Trong lúc bệnh là vấn đề bên trong, những tổn thương thân thể là bên ngoài. Tuy nhiên, sự khác nhau nầy nghe có thể lớn, từ quan điểm hađô, nhưng không có sự khác nhau cơ bản giữa hai bên. Cả hai đều bị gây ra do trệch hướng từ những rung động nội tại.
Tổn thương thân thể là gì? Khác xa như những nguyên tắc của hađô liên quan, chính sự rung động nội tại của một cá nhân bị quấy nhiễu đến sự rung động bất thường do lực bên ngoài tác động vào. Sự rung động thay đổi nhanh có thể xảy ra ở những tế bào da và tế bào xương tùy vào sự va chạm. Ví dụ những tế bào nầy không thể chịu đựng được gánh nặng của thay đổi, và kết quả có thể là sưng tấy hay nứt vỡ. Những tế bào không chịu đựng sự thay đổi ấy – có thể là vì thương tích quá trầm trọng, thậm chí, có thể chết.
Tôi xem sức nóng (nhiệt độ) như sự chỉ rõ tần số rung động. Đối với cơ thể thường duy trì sự rung động, sự va chạm vật lý khi đụng nhau té và ngã bất thình lình có thể quá lớn. Khoảnh khắc mà sự rung động bất thường chạm vào cơ thể, một điểm đặc biệt nào đó có thể nhận nó như một sự kích động rất nóng.
Vì thế, chúng ta thường cảm thấy nóng khi bị thương tổn thân thể. Lý do chúng ta cảm giác sự va chạm như sức nóng là bởi vì sự rung động bị quấy nhiễu. Chúng ta có thể sống thoải mái thường xuyên khi môi trường cơ thể của chúng ta được duy trì đều đặn ở quanh sự rung động với nhiệt độ 36.50 C (98.60 F).
Sự rung động và sự sống có liên hệ trong nhiều cách khác nhau. Một người được báo là chết khi trái tim ngừng đập. Cái gì lặng tắt, dừng lại, ngưng nghỉ vĩnh viễn – cái đó chết! Nói cách khác, sự rung động chính là sự sống. Đặc tính kanji (4) đối với đời sống gồm một phần có nghĩa đập (rung động), không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào.

Trong chương tiếp theo, tôi sẽ giải thích việc đo lường hađô chi tiết hơn, và cũng chia sẻ những câu chuyện; trong đó, chúng ta làm sao điều chỉnh những quấy nhiễu rung động trong sức khỏe có thể đưa đến những bình phục đáng kể hơn.

 

_____________________________________________

Chú thích:

 

(1) Chỗ này chúng tôi lược bỏ mấy chữ không hiểu – nhưng ý nghĩa đoạn văn vẫn tương đối hiểu rõ.

(2) Những hạt hạ nguyên tử kết thành nguyên tử, những nguyên tử cấu thành phân tử, những phân tử kết hợp thành tế bào vật chất…

(3) Tôi bỏ một câu có vẻ không liền mạch.

(4) Tác giả giải thích ở một chương sau, Kanji là tiêm nhiễm – nhưng theo tiếng Nhật, Kanji là cảm xúc, ấn tượng – có lẽ chúng ta phải hiểu theo từng ngữ cảnh.